Công dụng, cách bảo quản, cách chế biến của rong nho biển

5/5 - (1 bình chọn)
Tên thông thường tại Nhật: OMIBUDO hoặc GREAN CAVIAR Rong nho biển,một loại thực phẩm bổ dưỡng đắt tiền được trồng nhiều tại Nhật Bản, Philippines , Việt Nam

Mục lục bài viết

Thành phần:

Vitamin A:…………………….20mg
Vitamin B:…………………….54mg
Canxi(Ca):…………………….0.01mg
Sắt(Fe):…………………………0.8mg
Protein:…………………………0.8mg
Ngoài ra loài rong này còn chứa nhiều iode và các hoạt chất Caulerpin và Caulerpicin tạo mùi vị kích thích ngon miệng và có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp.

Tác dụng của rong nho biển:

1- Phòng chống các bệnh như:
Bướu cổ, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thấp khớp và cao huyết áp…
2- Giúp nhuận trường,kháng khuẩn đường ruột: ,
Hấp thụ các kim loại độc hại trong cơ thể và thải qua ngoài qua đường bài tiết.
3- Làm đẹp và trắng da:
(Trắng tự nhiên không bị bắt nắng trở lại) , chống lão hóa và giảm béo.
4 – Rong nho ngừa được bệnh bướu cổ
Khác với những loại rau quả khác, rong nho rất giàu i-ốt. Trong 100g rong nho có khoảng 1.9mg i-ốt. Hàm lượng này còn cao hơn rất nhiều loại hản sản. Chỉ cần vài mươi gram rong nho là đủ cung cấp lượng i-ốt cần thiết cho chức năng của tuyến giáp, giúp phòng tránh bệnh bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, khô da, rụng tóc.
5 – Rong nho là “bạn” của người thừa cân và ăn kiêng
Rong nho có ít đường nhưng giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, kẽm, sắt, đạm thực vật, vitamin A, C và các axit béo không no có lợi như AA, LA, DHA, EPA và ALA nên được xem là một thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều ưu điểm so với những loại rau, quả khác.
Với một chút sáng tạo và khéo léo khi phối hợp rong nho cùng những loại thực phẩm khác, bữa ăn của người ăn kiêng sẽ có đầy đủ dinh dưỡng, hấp dẫn, mới lạ và ngon miệng.
6- Rong nho tốt cho tim mạch
Rong nho có hàm lượng đạm và chất béo cao hơn nhiều loại rau, củ, quả khác. Trong 100g rong nho chỉ có khoảng 30mg đường nhưng lại có 966mg đạm và 150mg chất béo.
Trong đó, có tới 30mg các axit béo không no có lợi cho cơ thể thuộc nhóm axit omega 3 như axit Docosahexaenoic (DHA), axit a-Linolenic (tiền tố DHA) và nhóm omega 6 như axit Arachidonic (AA), axit Linoleic (tiền chất AA).
Các axit béo này cùng với đạm và Vitamin C làm giảm cholesterol toàn phần và nồng độ cholesterol xấu (LDL – cholesterol), đồng thời tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL – cholesterol) và tính đàn hồi của thành mạch máu , giảm cholesterol toàn phần, ngăn chặn sự oxy hóa, giữ vững cấu trúc collagen của thành động mạch, giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, chất đạm trong rong nho còn giữ cho các mạch máu đàn hồi và bền, không tăng lượng cholesterol. Sự kết hợp của 2 chất này là bí quyết chống lại bệnh tim mạch của rong nho.
Do đặc tính hấp thụ các chất hữu cơ từ nguồn nước nuôi trồng nên ở một số nơi rong nho được dùng để làm sạch môi trường biển. Nếu sử dụng rong nho ở các vùng có nguồn nước ô nhiễm, người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây hại như E-coli, Salmonella. Vì vậy, rong nho thương phẩm cần được trồng trong môi trường biển sạch, xa những khu công nghiệp và được xử lý bằng một quy trình nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các tạp chất và vi sinh vật biển trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
7 – Rong nho tốt cho xương khớp
Đạm và canxi là 2 dưỡng chất cần thiết cho cơ bắp và xương khớp.
Không chỉ giàu đạm và canxi, rong nho còn chứa nhiều axit béo không no thuộc nhóm omega 3 có tác dụng kháng viêm, tăng độ nhờn cho khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
8 – Rong nho phòng chống bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần một lượng vitamin C cao hơn người bình thường để đảm bảo không thiếu hụt lượng vitamin C nội bào.
Bởi việc thiếu vitamin C nội bào mạn tính sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề như tăng tính thấm thành mạch, vết thương lâu lành, tăng cholesterol máu, suy giảm hệ thống miễn dịch.
Vitamin C giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của gốc tự do, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và ức chế sự gắn kết của glucose với protein (sự glycosyl hóa). Sự tích tụ sorbitol và sự glycosyl hóa có liên quan rất nhiều đến các biến chứng của tiểu đường, nhất là các biến chứng về mắt và thần kinh.
Với hàm lượng vitamin C phong phú, rong nho là một thực phẩm giúp phòng chống và cải thiện tình trạng của bệnh tiểu đường.
9- Rong nho phòng bệnh cao huyết áp
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin C máu tỷ lệ nghịch với huyết áp.
Với người cao huyết áp, dung nạp vitamin C qua thực phẩm có hiệu quả giảm huyết áp nhờ vào khả năng thúc đẩy bài tiết chì của loại vitamin này. Ngoài ra, trong rong nho còn có 2 chất chống tăng huyết áp là canxi và kali.
Với các thành phần trên, rong nho là một loại thực phẩm giúp duy trì một mức huyết áp bình thường cho những người bị cao huyết áp
10- Rong nho dùng làm mặt nạ dưỡng da
Khác với các dạng mặt nạ rong biển thường thấy ở siêu thị, mặt nạ từ rong nho rất tiết kiệm và dễ làm.
Chỉ cần cho 10 nhánh rong nho vào miếng vải sạch, vò nát và dùng chất nhờn của rong thoa đều lên mặt, lấy phần xác đắp lên 2 mắt là bạn đã có một loại mặt nạ dưỡng da thuần khiết từ thiên nhiên giúp cải thiện làn da và làm chậm quá trình lão hóa.
Chất béo trong rong nho giúp bảo vệ màng tế bào, nâng cao tính đàn hồi và hạ thấp tính thấm của thành mạch nên làm giảm triệu chứng khô da. Đồng thời, lượng Vitamin A, C phong phú trong rong nho giúp bài tiết chất nhày, kháng khuẩn, ức chế sự sừng hóa, sản xuất collagen và chống oxy hóa. Chỉ sau 15 phút, làn da của bạn sẽ trở nên tươi tắn, mịn màng, săn chắc và cảm giác tươi mát sẽ còn lưu lại đến ngày hôm sau.
Sử dụng rong nho lâu dài còn giúp làn da hồng hào, mịn màng nhờ thành phần có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Như một mỹ phẩm tự nhiên, bạn có thể ép rong nho lấy nước, thoa đều lên cơ thể, kết hợp massage nhẹ. Lỗ chân lông sẽ thông thoáng, tăng cường quá trình trao đổi chất trên da, giúp da mềm mại hơn.
Dưỡng da & làm đẹp: Dùng khăn vải nhỏ mịn, gói 1ít (50gr) nho biển, nhồi cho dập ra, khi chất nhờn trong vắt thấm ra ngoài, cầm nguyên bọc đó thoa lên da mặt hoặc toàn thân. Sau 15 phút rửa sạch, mỗi ngày làm 1 lần trước khi đi ngủ.

Cách dùng rong nho :

– Rong nho tươi rửa bằng nước sạch và ngâm 10′- 15′ cho bớt mặn, và dùng như một loại rau xanh thông thường(không nấu lâu trên lửa vì sẽ bị mềm, không ngon). Để tránh vị tanh của biển bạn nên ngâm rong trong nước có đá lạnh vài phút sẽ làm mất vị tanh ngay,rong sẽ giòn ngon hơn (ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu,vì rong sẽ bị teo lại sau 30′).Nếu không có nước lạnh có thể ngâm trong nước thường vài giờ cũng làm rong bớt mùi tanh.
*** Ép rong để uống: rong rửa sạch,dùng máy xay sinh tố xay 50g-100g rong nho, lọc lấy nước ép. Đối với người bị tiểu đường có thể uống ngay. Hay bạn có thể pha thêm đường hay mật ong tùy thích. Dùng lâu ngày như một liệu pháp tốt cho sức khỏe.
*** Dùng dưỡng da, làm đẹp, dùng khăn vải mịn gói một ít rong nho, bóp cho dập ra, khi chất nhờn thấm ra ngoài, cầm nguyên bọc vải đó thoa lên da mặt, cổ hay toàn thân. Sau 15′ rửa sạch. Mỗi ngày làm một lần trước khi ngủ, khi da trắng rồi sẽ không bắt nắng trở lại.

Cách bảo quản rong nho:

*** Đối với rong tươi: thời gian sử dụng từ 7 đến 10 ngày. Rong được để nơi thoáng mát(từ 20oC đến 30oC).
*** Chú ý: Không để trong tủ lạnh hoặc ngoài nắng.
*** Đối với rong khô: bỏ vào ngân mát tử lạnh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *