Rong biển còn có tên gọi khác là tảo bẹ, thuộc nhóm tảo biển, sống được ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Rong biển có nguồn gốc từ thực vật với lượng protein cao và calo thấp. Đây là một trong những thực phẩm đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, ăn rong biển như thế nào cho đúng, không gây hại sức khỏe là điều không phải ai cũng biết.
Mục lục bài viết
Tác dụng có lợi cho sức khoẻ con người
1. Chứa nhiều chất chống oxy hoá
Chất chống oxy hóa có thể làm cho các chất không ổn định trong cơ thể (hay còn gọi là gốc tự do) ít phản ứng hơn, dẫn đến ít có khả năng làm hỏng các tế bào.
Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, bao gồm flavonoid và carotenoids – chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do gốc tự do.
2. Bổ sung vitamin và chất khoáng
Mỗi loại rong biển đều chứa đầy đủ vitamin A và E, vitamin B, canxi, magiê, kali, đồng, sắt, iốt cũng như omega-3 và polyphenol. Loại thực phẩm này được xem là một nguồn protein và chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Có thể rắc một ít rong biển khô vào thức ăn là cách dễ dàng để tăng lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Rong biển giúp cơ thể giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến tim mạch.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh những con chuột bị cao cholesterol, với chế độ giàu chất béo có chứa 10% rong biển đông lạnh, thì có tổng hàm lượng cholesterol thấp hơn 40% và mức triglyceride thấp hơn 31%.
Ngoài ra, có một loại carbohydrate (gọi là fucan) trong rong biển có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu, vốn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim.
4. Giảm nguy cơ tiểu đượng loại 2
Fuxoxanthin là một chất có trong rong biển nâu, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, một chất khác trong rong biển có tên là alginate đã ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên ở động vật sau khi được cho ăn một lượng đường cao.
Nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên thêm rong biển và chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tác hại của rong biển nếu bạn lạm dụng sai cách
1. Dị ứng nổi mẫn & rối loạn tiêu hoá
Rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên không lạm dụng ăn quá nhiều. Một số trường hợp sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.
2. Dư thừa I – ốt
Rong biển là một nguồn cung cấp i-ốt dồi dào. Do đó, ăn rong biển giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, phòng ngừa bứu cổ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta hấp thụ vào cơ thể quá nhiều i-ốt trong thời gian ngắn sẽ gây tác động ngược và để lại ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp.
3. Tăng nguy cơ nhiểm độc kim loại
Rong biển có thể hấp thụ và lưu giữ khoáng chất, điều này đồng nghĩa với việc có thể rong biển chứa một lượng lớn kim loại độc hại như cadmium, thủy ngân hay chì trong nước biển, đặc biệt ở những nơi có môi trường ô nhiễm.
Mặc dù đã được nghiên cứu rằng hàm lượng kim loại trong rong biển rất nhỏ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu ăn thường xuyên thì có thể tích tụ trong người bạn theo thời gian và gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý: Rong biển có thể hấp thụ và lưu giữ khoáng chất, điều này đồng nghĩa với việc có thể rong biển chứa một lượng lớn kim loại độc hại như cadmium, thủy ngân hay chì. Mặc dù đã được nghiên cứu rằng hàm lượng kim loại trong rong biển rất nhỏ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu ăn thường xuyên thì có thể tích tụ trong người bạn theo thời gian.
Vì vậy, nếu rong biển là món ăn ưa thích của bạn, bạn nên mua rong biển hữu cơ, rong biển chứa iốt, vì vậy nếu bạn đang thiếu iốt thì đây là một thực phẩm tuyệt vời,