Tác dụng của quả ổi là gì? Có tốt hay không?

Rate this post

Ổi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên như vitamin C, vitamin A, magie, sắt, kali, phốt pho, canxi… giúp cải thiện sự cân bằng natri và kali của cơ thể, từ đó điều chỉnh huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, ổi củng có tác dụng chống ung thư, chống viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện bệnh tiểu đường và các vấn đề về da. Những thành phần dinh dưỡng này chính là những yếu tố tạo nên công dụng tuyệt vời của trái ổi đối với sức khoẻ con người.

Mục lục bài viết

Tác dụng của quả ổi đối với sức khoẻ con người

1.      Giảm cân

Nếu bạn đang muốn giảm cân, ổi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Không liên quan đến lượng protein, vitamin và chất xơ, ổi giúp bạn giảm cân bằng cách điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hạn chế chất béo có hại và tăng cường hấp thụ các chất có lợi. Ôi cũng làm nhanh no, nhờ đó hạn chế cơn thèm ăn.

Đặc biệt, ổi có chứa hàm lượng đường ít hơn hầu hết các loại trái cây phổ biến khác như táo, cam hay nho.

2.      Ngăn ngừa ung thư

Ổi có công dụng giúp ngăn chặn và loại trừ sự phát triển, hình thành của tế bào ung thư nguy hiểm. Bên cạnh đó, hàm lượng lycopen cao có trong quả ổi cũng giúp cơ thể đối phó với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

3.      Chống lão hoá

Ổi rất giàu Vitamin A, Vitamin C và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các hoạt chất như Carotene và Lycopene có thể bảo vệ da khỏi nếp nhăn và nám, sạm. Sử dụng một quả Ổi mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả trong việc kéo dài thời gian lão hóa da.

4.      Điều trị táo bón

Nhờ vào nguồn chất xơ cao, trung bình một quả Ổi đáp ứng khoảng 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Điều này rất có lợi cho sức khỏe và hệ thống tiêu hóa. Ăn Ổi thường xuyên được cho là có thể hỗ trợ nhuận tràng, điều trị táo bón và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá.

5.      Tốt cho não bộ

Quả ổi chứa nhiều vitamin B3 và vitamin B6, còn được gọi là niacin và pyridoxine, giúp cải thiện lưu thông máu lên não, kích thích chức năng nhận thức và thư giãn thần kinh

6.      Tốt cho mẹ bầu

Ổi cũng rất có lợi cho phụ nữ mang thai vì nó có chứa axit folic, hay vitamin B9. Đây là hợp chất được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai vì giúp phát triển hệ thần kinh của em bé, bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các rối loạn thần kinh, đồng thời ngăn ngừa dị tật thai nhi.

7.      Cải thiện làn da

Các chất chống oxy hóa trong Ổi có thể bảo vệ làn da khỏi các vấn đề lão hóa. Ngoài ra, Vitamin A và C cũng góp phần giúp da săn chắc, chống việc hình thành nếp nhăn bên cạnh đó đặc tính kháng khuẩn, Ổi có thể loại bỏ vi khuẩn và điều trị mụn trứng cá.

8.      Hỗ trợ bệnh tim mạch

Ổi có tác dụng giúp cải thiện sự cân bằng natri và kali của cơ thể, từ đó điều chỉnh huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Những chất có lợi trong quả ổi cũng giúp giảm mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu, cải thiện mức độ cholesterol tốt, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

9.      Cải thiện được thị lực

Nhờ chứa nhiều vitamin A, ổi là một loại trái cây giúp tăng cường sức khỏe thị lực. Mặc dù không giàu vitamin A bằng cà rốt hay cà chua nhưng quả ổi có thể giúp làm chậm sự xuất hiện của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Lưu ý cho bạn khi ăn ổi

Cũng như nhiều loại trái cây khác, Ổi tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó nếu không ăn đúng cách cũng đi kèm với một số rủi ro cho sức khỏe như:

Nhai kỹ trước khi nuốt hạt ổi: Mặc dù hạt ổi rất giàu chất xơ, có thể ngăn ngừa sự hấp thu mật, giúp giảm cholesterol cũng như kiểm soát sự hấp thu chất béo không bão hòa,…nhưng nếu khi ăn hạt ổi không nhai kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vô tình biến hạt ổi thành nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Cảm giác đầy hơi chướng bụng: Ổi là một tác nhân phổ biến có thể gây ra chứng đầy hơi. Bởi vì trái cây này rất giàu đường. Tuy nhiên, cơ thể người lại không được cấu tại để tiêu hóa và hấp thu một lượng lớn đường. Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều Ổi sẽ khiến lượng đường trong dạ dày tăng lên và gây ra đầy hơi.

Dễ nhiểm vi khuẩn: Ổi, tương tự như các loại trái cây khác, có thể tiếp xúc với rất nhiều các loại vi khuẩn như Listeria, E. coli và Salmonella. Các loại vi khuẩn này có thể bám vào Ổi thông qua gió, nước và đất.

Mặc dù lớp vỏ bên ngoài có thể giúp Ổi chống lại vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào trong nếu da bị nứt, vỡ, tổn thương. Và hầu hết khi ăn Ổi, người dùng thường không bỏ lớp vỏ ngoài. Vì vậy khả năng nhiễm khuẩn có thể sẽ tăng cao hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *