Cây cỏ máu là vị thảo dược bổ huyết lâu đời được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Nó có tác dụng bổ máu, thông kinh hoạt lạc, giúp tăng cân, đẹp da, đặc biệt tốt cho chị em.
Cây cỏ máu là tâm huyết của người Rục. Người Rục xưa tin rằng khi uống nước sắc của cỏ máu sẽ giúp bổ khí huyết, tăng cân, đẹp da, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh mất nhiều máu, sử dụng loại nước này sẽ giúp bù lại số máu đã bị mất.
Mục lục bài viết
Cây cỏ máu được coi là ‘Thần dược’ làm đẹp cho phụ nữ nhờ công dụng thông kinh hoạt lạc.
Đặc điểm của cây bổ máu
Cây bổ máu (hay còn gọi là cỏ máu) thuộc dạng cây leo, thân gỗ có đường kính từ 3 – 4 cm, sống tựa vào các loại cây gỗ lớn. Loài cây này thường sinh trưởng tốt dưới các tán cây rừng, ở những vùng rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, nhất là những vùng rừng nguyên sinh. Ở những khu vực đồi núi thấp thì loài cây này ít xuất hiện. Lá cỏ máu là lá kép, gồm có 5 – 7 hoặc 9 lá chét. Lá chét thuôn dài, ở mặt trên nhẵn, màu xanh tươi còn mặt dưới sẫm màu hơn. Hoa mọc theo từng cụm, hình chùy ở ngọn, dài 15 – 20cm. Hoa của cây cỏ máu có màu đỏ, dài 15mm và xếp rất sát nhau. Còn quả có màu nâu đỏ, bọc một lớp lông mịn, hình trứng dài 2 cm, vỏ quả mỏng và bên trong thường chứa từ 3 – 6 hạt. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây cỏ máu chính thân cây rất cứng, khi chặt thì sẽ chảy ra một loại nhựa màu đỏ trông như máu. Đó cũng chính là lý do mà người ta gọi loại cây này là cỏ máu.
Theo y học cổ truyền, cỏ máu (Kê Huyết Đằng) có vị đắng, tính ấm, tác dụng bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc, bổ trung táo vị, bổ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch, trị thử sa, phong huyết tý chứng, bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v…. Ngoài ra, rễ cỏ máu có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng rất tốt. Cỏ máu có thể sử dụng để sắc thuốc uống, dùng ngâm rượu hoặc nấu cao. Liều dùng của cây từ 6 – 30 gam, tùy thuộc vào cách sử dụng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo kinh nghiệm mà người bệnh dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác.
Cách dùng cây cỏ máu
Cây cỏ máu là loại thảo dược tính ấm, vị chát, ngọt hậu, không có độc tính nên hoàn toàn có thể sử dụng thay nước trà hàng ngày. Cây cỏ máu phơi khô, rửa sạch bụi, cho vào ấm đun sắc với 1,5 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút. Nước sắc cỏ máu có thể uống thay nước uống hàng ngày thay trà, nếu bệnh nhân ăn uống kém, nên sắc cạn còn khoảng 500ml nước để sử dụng dễ dàng hơn.
Bài thuốc từ cây cỏ máu
1. Trị chứng đau lưng, mỏi gối: Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm 16g cỏ máu và tục đoạn, xuyên khung, cẩu tích, dây đau xương mỗi thứ 12g, đem sắc với nước, chia ra sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày. Sử dụng khoảng 6 thang thuốc sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
2. Chữa cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm: Chuẩn bị 90 – 100g cây cỏ máu, đem rửa sạch và sắc lấy nước để uống. Có thể cho vào thêm 1 – 2 quả trứng gà luộc rồi nấu cùng với nước cỏ máu như canh, cần phải kiên trì ăn món này liên tục từ 5 – 7 ngày giúp bồi bổ Sức Khỏe.
3. Kinh nguyệt không đều, điều trị khí huyết hư, thiếu máu não, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Người thiếu máu, phụ nữ có kinh nguyệt không đều cần dùng những nguyên liệu như: 16g cỏ máu, 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu. Sắc nước để uống mỗi ngày. Sử dụng bài thuốc này liên tục từ 5 – 10 ngày để cải thiện tình trạng khí huyết trong cơ thể.
4. Điều trị đau dạ dày: Sử dụng 16 – 20g cây cỏ máu sắc lấy nước để uống hoặc ngâm rượu. Hoặc người bị đau dạ dày có thể áp dụng bài thuốc sau đây: cây cỏ máu, rau má khô, hoài sơn, hà thủ ô, đỗ đen, ý dĩ, cam thảo dây: mỗi nguyên liệu 12g và đảng sâm 16g, tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày giúp bệnh đỡ hẳn.
5. Chữa đau lưng: Chuẩn bị nguyên liệu cây cỏ máu, tỳ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ: mỗi thứ 16g, cỏ xước 12g, quế chi và rễ lá lốt, thiên niên kiên: mỗi thứ khoảng 8g, trần bì 6g. Đem sắc nước uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
6. Cây cỏ máu giúp tăng cân, bồi bổ cơ thể: Là cây thuốc nam được người dân miền núi biết đến và sử dụng từ lâu đời như một vị thuốc bổ giúp tăng cân, bổ máu, tăng cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, tác dụng của cỏ máu còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan, kích thích ăn uống, ngủ tốt, đẹp da, giải độc rượu bia rất tốt với người thường dùng rượu bia.
7. Cây cỏ máu giúp phụ hồi sức khỏe và sắc đẹp sau sinh: Cây có tác dụng phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh rất tốt. Đối với những phụ nữ sinh thường sẽ mất đi 1 lượng máu đáng kể và kém sắc nên cần bổ huyết, thanh lọc cơ thể. Thì việc dùng cây cỏ máu mỗi ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông điều, đẹp da, nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh và lấy lại vóc dáng.Đây còn là bài thuốc quý giúp điều trị kinh nguyệt không đều, ứ huyết và đặc biệt gọi sữa về dồi dào sau sinh.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ máu:
Cỏ máu không nên sử dụng cho bà bầu vì dễ gây động thai. Không nên sử dụng cỏ máu cho trẻ em. Cỏ máu được phơi khô cần bảo quản tốt, tránh mối mọt hoặc mốc. Các sản phẩm bị mốc không được sử dụng.
Người tiêu dùng nên sử dụng đúng liều lượng đã được hướng dẫn.
Cây cỏ máu là một vị thuốc khá xa lạ với người dân hiện nay. Vì vậy nên chọn mua ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, mang lại lợi ích sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bài viết liên quan:
Cà gai leo có tác dụng trong điều trị giải độc, hạ men gan...
Những người thích ăn cay đều có tính cách này
Tinh bột nghệ và 16 công dụng thần kì của tinh bột nghệ.
Trái nhàu chữa bệnh gì? Công dụng của trái nhàu
Hà thủ ô đỏ là dược liệu quý có vị đắng, chát, tính ấm
Chè dung – thảo dược quý tăng cường và điều trị bệnh đường ruột
Công dụng bất ngờ của trái ổi khi bạn ăn đúng cách
Cây đinh lăng được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo”
Nhìn vào sở thích ăn uống, đoán được tính cách của từng người
Cây kim tiền thảo có tác dụng chữa bệnh và những điều cần lưu ý